-Scientific Article (dịch)-
THẢO LUẬN VỀ DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM BỀN VỮNG – HƯỚNG VỀ DU LỊCH ‘TRÁCH NHIỆM BỀN VỮNG”
Tanja Mihalic (2016)
Trích dẫn hoàn chỉnh
Mihalic, T. (2016). Sustainable-responsible tourism discourse–Towards ‘responsustable’tourism. Journal of Cleaner Production, 111, 461-470
Địa chỉ trang web truy cập
https://doi.org/10.1016/j.jclepro.2014.12.062
Từ khóa
Sustainable tourism, Responsible tourism, Responsustable tourism, CSR, Behavioural economics, Triple – A Model
Tóm tắt
Bất chấp những cuộc thảo luận về lí luận cũng như thực tiễn liên quan đến du lịch bền vững đã kéo dài trong nhiều thập kỉ qua, việc ứng dụng nó (du lịch bền vững có trách nhiệm – người dịch) vào thực tiễn vẫn còn nhiều khó khăn. Thảo luận chủ yếu về du lịch bền vững (thuộc lí thuyết, được xem là một khái niệm) và có trách nhiệm (thuộc thực tiễn, được hiểu là một hành động thích hợp) đòi hỏi hiểu biết rõ ràng về quá trình mà trong đó làm thế nào để một điểm đến có trách nhiệm thực sự bao hàm một chương trình hành động (agenda) có tính phát triển bền vững. Đây cũng chính là mục đích mà bài báo này hướng đến. Trong bối cảnh đó, chúng tôi nghiên cứu những quan điểm lí luận của kinh tế chính trị học (political economics) và kinh tế học hành vi (behavioural economics) để đưa ra một mô hình hợp lí nhất mà trong đó có tích hợp trách nhiệm và phát triển bền vững. Mô hình này gồm 3 giai đoạn: Nhận thức (Awareness), Chương trình hành động (Agenda) và Hành động (Action). Mô hình “3 A” này (Triple – A Model) bổ sung những chỉ báo phát triển bền vững để thảo luận, và cung cấp những khuyến nghị, về cách để thường xuyên hàm chứa khái niệm bền vững và dịch chuyển từ du lịch định hướng giá trị thị trường (market value led) và du lịch tự do kinh tế có tính đến môi trường (environmentally laissez-faire) sang du lịch được chi phối nhiều hơn bởi các giá trị môi trường và xã hội. Bên cạnh đó, bài báo này cũng thảo luận những thuật ngữ liên quan đến phát triển bền vững và có trách nhiệm hiện đang được sử dụng cũng như cách sử dụng chúng. Ngoài ra, bài báo cũng đóng góp những kết luận xác đáng về những hiểu biết hiện nay về phát triển bền vững và có trách nhiệm thể hiện trong thực tiễn hành động của Châu Âu và UNWTO. Chúng tôi cũng đề xuất sử dụng thuật ngữ “responsustable tourism” để kết nối hai thuật ngữ đang được sử dụng hiện nay và thể hiện rằng những hiểu biết về hành vi du lịch trách nhiệm hiện nay được dựa trên khái niệm du lịch phát triển bền vững.
Amie Nguyen (dịch)