SMARTOURISM
Chính sách quản trị du lịch quốc gia - Nghiên cứu trường hợp ở Việt Nam
Chính sách quản trị du lịch quốc gia - Nghiên cứu trường hợp ở Việt Nam

-Tourism Science (dịch)-

 

Chính sách quản trị du lịch quốc gia - Nghiên cứu trường hợp ở Việt Nam

 

Quản trị du lịch

Cơ quan quản lý du lịch Việt Nam là Tổng cục du lịch Việt Nam (Vietnam National Administration of Tourism, VNAT). Cơ quan này có nhiệm vụ báo cáo trước Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch. “Chiến lược du lịch quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030”, do Thủ tướng kí vào tháng 12 năm 2011, đã được VNAT soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển Năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do EU tài trợ (ESRT), giai đoạn 2011 – 2015.

 

Chương trình ESRT được xây dựng sao cho phù hợp với chính sách của EU nhằm phát triển hợp tác sáng tạo, trong đó phát triển điểm đến và các vấn đề ưu tiên được tư vấn bởi Tổng cục du lịch, chính quyền địa phương và các khu vực Du lịch và Lữ hành tư nhân.

 

Tham khảo ý kiến của các bên liên quan và hợp tác

 

Trong phạm vi của chương trình ESRT, một Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) đã – hoặc hiện nay đang – được thành lập. TAB sẽ được hỗ trợ bởi Tổ chức quản lí điểm đến (Destinations Management Organisation DMOs) cấp vùng. Tổ chức này chịu trách nhiệm về phát triển du lịch toàn diện tại vùng mà nó quản lí cũng như quảng bá và tiếp thị cho vùng.

 

TAB là một tổ chức hợp tác giữa nhà nước và tư nhân, có chức năng đưa ra lời khuyên cho các nhà quản lí về các vấn đến liên quan đến công nghiệp du lịch và lữ hành. TAB được xây dựng dựa trên sáng kiến do VNAT và nhóm công tác du lịch APEC (APEC Tourism working group TWG) đưa ra năm 2009. TAB có nhiệm vụ hỗ trợ cho quá trình ra quyết định cũng như hình thành chính sách du lịch của chính phủ nhằm thúc đẩy thông tin đầu vào của ngành công nghiệp này lên một cấp độ cao hơn. Nhờ vậy, tạo một hình ảnh đại diện ở cấp độ cao hơn và thể hiện sự gắn bó tích cực từ cả hai phía: nhà quản lí và các khu vực tư nhân.

 

Cần lưu ý rằng vẫn còn một số vấn đề quan ngại như làm thế nào để việc đối thoại của bộ phận nhà nước – tư nhân về quản trị du lịch ở mức rộng và hẹp có thể đạt hiệu quả cao nhất. Tuy vậy, hiện nay những đề nghị và tư vấn từ các bên liên quan đang được kêu gọi ở mức độ vùng và quốc gia.

 

Tuyên bố sứ mạng của TAB

 

“Gia tăng lợi thế cạnh tranh của Việt Nam như là một điểm đến Du lịch và Lữ hành có trách nhiệm bằng cách huy động nguồn lực nhà nước và tư nhân của quốc gia, từ đó tạo một chiến lược công nghiệp gắn kết và toàn diện.”

 

Mục đích

TAB sẽ:

Thúc đẩy và ủng hộ phát triển đầu tư và giao dịch của công nghiệp du lịch và lữ hành ở Việt Nam;

 

Tham gia vào sự phát triển của chính sách công về du lịch thông qua đối thoại mở và chân thành giữa ngành công nghiệp này với chính phủ;

 

Tạo ra một diễn đàn (forum) cho các nhà lãnh đạo của ngành công nghiệp và các công chức xác định cũng như thảo luận các mục tiêu công nghiệp về thương mại, môi trường, giáo dục và bền vững; và

 

Hỗ trợ sáng tạo và chấp hành chiến dịch xây dựng thương hiệu quốc gia và chương trình quảng bá điểm đến.

 

 

Tư cách hội viên

TAB gồm 25 thành viên thường trực là các nhà lãnh đạo ở Việt Nam. Các thành viên này phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

 

Do tổng cục trưởng VNAT lựa chọn dựa vào khả năng thực hiện nhiệm vụ và các mục tiêu của TAB;

 

Được lựa chọn dựa trên nền tảng cơ cấu “cân bằng” để đảm bảo mọi công ty/ tổ chức với quy mô, quan điểm, mối quan tâm và khu vực địa lí khác nhau đều có đại diện;

 

Người được mời làm việc với tư cách cá nhân chứ không phải là người đại diện cho công ti, tổ chức của họ;

 

Phải xem xét sứ mạng và mục tiêu của TAB và kí xác nhận vào bản cam kết.

 

Các hoạt động

Các nhóm làm việc nhỏ được thiết lập sao cho tất cả các bên liên quan đều có đại diện và một đối tác đại diện của VNAT sẽ được chỉ định để làm việc với nhóm này để giải quyết các vấn đề và trao đổi các ý tưởng về các chủ đề có liên quan như:

 

Nguồn nhân lực và quản lí chất lượng

 

Quảng bá, và

 

Chính sách và tổ chức.

 

Trong số các vấn đề ưu tiên được đặt lên bàn nghị sự, các vấn đề quan trọng nhất cần được giải quyết bao gồm: quảng bá điện tử, gây quỹ cho phát triển du lịch, visa, thuế và an toàn cho du khách.

 

Để duy trì và tăng cường giao tiếp giữa các bên liên quan trong các khu vực, TAB lập kế hoạch tổ chức các buổi meeting định kì, và nếu cần thì thường xuyên, với:

 

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch

 

VNAT

 

Diễn đàn doanh nhân Việt Nam VCCI (Vietnam Business Forum)

 

Hiệp hội công nghiệp du lịch Việt Nam (Vietnam Tourism Industry Association)

 

Hiệp hội du lịch địa phương (Local Tourism Association LTAs) và

 

Các hiệp hội công nghiệp như là Hiệp hội khách sạn Việt Nam (Vietnam Hotel Association VHA).

 

Bên cạnh đó, TAB còn nhắm vào mục đích duy trì và cải thiện đối thoại với những nền kinh tế mới nổi khác cùng hình thành nên nhóm VISTA (Indonesia, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina, bên cạnh Việt Nam), cũng như tổ chức một cuộc hội thảo du lịch hàng năm phối hợp với VITA đi kèm với sự hỗ trợ và tham gia của Bộ.

 

Bài học kinh nghiệm

Tác động của TAB sẽ chưa thật sự rõ ràng trong một khoảng thời gian nữa nhưng, theo phản hồi của ngành công nghiệp, chương trình ESRT do EU tài trợ đã khiến những người có thẩm quyền của ngành du lịch chú ý tham khảo ý kiến của các bên liên quan khi soạn thảo chính sách và ra quyết định chiến lược. Có vẻ như nó đã giúp gia tăng nhận thức du lịch của cộng đồng dân cư địa phương và kích thích các khu vực du lịch tư nhân cộng tác chặt chẽ hơn với nhau khi giải quyết công việc và các vấn đề quan ngại.

 

Ta vẫn cần phải xem xét liệu rằng mô hình này có được tiếp tục hay không khi/ nếu EU rút nguồn tài trợ.

 

Amie Nguyen (dịch)

Nguồn: World Travel & Tourism Council: “Governing National Tourism Policy (2015)”

https://www.wttc.org/-/media/files/reports/policy-research/governing-national-tourism-policy-final.pdf

Dịch vụ
Du lịch - Lữ hành Quốc tế
Du lịch

Lữ hành Quốc tế

Xem thêm
Du lịch

Lữ hành Quốc tế

Nghiên cứu du lịch - Tư vấn, khảo sát
Nghiên cứu du lịch

Tư vấn, khảo sát

Xem thêm
Nghiên cứu du lịch

Tư vấn, khảo sát

Thông tin, cẩm nang - Khoa học du lịch
Thông tin, cẩm nang

Khoa học du lịch

Xem thêm
Thông tin, cẩm nang

Khoa học du lịch

Giải pháp quản lý - Nhà hàng
Giải pháp quản lý

Nhà hàng

Xem thêm
Giải pháp quản lý

Nhà hàng

Giải pháp quản lý - Khách sạn
Giải pháp quản lý

Khách sạn

Xem thêm
Giải pháp quản lý

Khách sạn

Giải pháp - Du lịch thông minh
Giải pháp

Du lịch thông minh

Xem thêm
Giải pháp

Du lịch thông minh

Thiết bị thông minh - Nhà hàng, Cà phê
Thiết bị thông minh

Nhà hàng, Cà phê

Xem thêm
Thiết bị thông minh

Nhà hàng, Cà phê

Thiết bị thông minh - Khách sạn
Thiết bị thông minh

Khách sạn

Xem thêm
Thiết bị thông minh

Khách sạn

Sản phẩm tiêu dùng - Hàng chính hãng
Sản phẩm tiêu dùng

Hàng chính hãng

Xem thêm
Sản phẩm tiêu dùng

Hàng chính hãng